HSG tỉnh, thành phố thi vào lớp 10 có được ưu tiên?

Trước những thắc mắc về cơ chế ưu tiên cho học sinh giỏi (HSG) tại kỳ thi tuyển sinh lớp 10, Bộ GD&ĐT khẳng định, không có sự ưu tiên nào cho học sinh có giải tại kỳ thi HSG cấp tỉnh, thành phố theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.

Theo Thông tư quy định về các đối tượng tuyển thẳng và được ưu tiên tại kỳ thi tuyển sinh lớp 10, Bộ GD&ĐT cho biết rằng một trong những căn cứ rất quan trọng được Bộ đưa ra để xây dựng thông tư cũng như xin ý kiến ban hành Thông tư theo đúng quy trình của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật là làm sao đảm bảo được sự công bằng nhất đối với tất cả các em học sinh.

Ảnh minh hoạ

Những đối tượng được tuyển thẳng đều là những đối tượng chính sách cần có sự ưu tiên để tạo điều kiện cho các đối tượng đó có thể tiếp tục học tập ở cấp phổ thông. Ngoài ra, có quy chế ưu tiên dành cho các em học sinh đã tham gia các giải cấp quốc gia, quốc tế về văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và Cuộc thi khoa học - kỹ thuật.

Điều này có nghĩa là những thí sinh có giải HSG cấp tỉnh, cấp thành phố không được hưởng bất cứ ưu tiên nào tại kỳ tuyển sinh vào lớp 10 THPT theo quy định của Quy chế tuyển sinh hiện nay.

Trước đó, cũng nhiều ý kiến cho rằng, giải HSG thì xét theo từng môn, trong khi tuyển sinh lớp 10 gồm các môn khác nhau. Do đó, đối với một học sinh THCS giỏi Toán, cần được khuyến khích phát triển môn này, đồng thời phát triển năng lực và tư duy ở các môn khác.

Ngoài ra, nếu tuyển thẳng hay có chế độ ưu tiên cho HSG cấp tỉnh, có thể xảy ra tình trạng nhiều học sinh chỉ tập trung môn đó từ lớp 6, lớp 7 và bỏ qua các môn khác, dẫn đến việc chọn các môn học ở cấp THPT không được phù hợp. Từ đó, các chính sách cấp THCS hướng tới việc phát triển toàn diện năng lực, kiến thức nền tảng. Đây cũng là lý do không có trường chuyên ở bậc THCS.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 17/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tọa đàm với các cơ quan báo chí về dự thảo Luật Nhà giáo. Dự thảo gồm 5 chính sách cơ bản, nhằm kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển đội ngũ nhà giáo; tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác và trách nhiệm với nghề.

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, đặc biệt là công nghệ trí tuệ nhân tạo đang tác động đến hoạt động đào tạo của các trường Đại học. Đổi mới sáng tạo được khẳng định trở thành yếu tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của các trường Đại học hiện nay.

Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo đảm đề thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học 2024 chất lượng, có mức độ phân hóa phù hợp, tuyệt đối an toàn, chính xác. Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Chỉ thị 15 về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Sự xuất hiện của hàng loạt sáng kiến, phát minh liên quan đến trí tuệ nhân tạo như Chat GPT, Open AI đã khiến làn sóng công nghệ trên toàn thế giới trở nên sôi động, dẫn dắt đời sống xã hội ở nhiều nước. Đặc biệt, ngành Giáo dục cũng đang đón đầu xu thế trí tuệ nhân tạo. Nhiều trường học đã ứng dụng giáo trình hiện đại để giúp học sinh làm quen với trí tuệ nhân tạo thông qua các môn học.

Lớp học đào tạo tư duy máy tính và trí tuệ nhân tạo tạo sinh 'Train the trainers 2024: AI Summer Camp' sẽ bắt đầu vào ngày 2/6 sắp tới.

Sáng ngày 15/5, Ban Chỉ đạo 89 quận Đống Đa đã tổ chức buổi tuyên truyền phòng, chống ma tuý trong học đường, kết hợp tuyên truyền Luật Căn cước công dân năm 2023 tại trường THPT Kim Liên. Buổi tuyên truyền có sự tham gia của gần 2.000 học sinh.