Hà Nội nhân rộng mô hình 'Cổng trường an toàn'

Không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu, mô hình 'Cổng trường an toàn' đã và đang được Sở Giao thông vận tải Hà Nội triển khai với nhiều cách thức, tạo được hiệu ứng và lan rộng ra các trường học trên địa bàn thành phố. Từ đó xây dựng nền văn hóa giao thông an toàn trên tinh thần thượng tôn pháp luật.

Lối đi bộ nổi cho học sinh sang đường, kết cấu bê tông nhựa, kẻ bằng sơn dẻo nhiệt màu trắng - vàng; cọc tiêu phản quang sắp xếp vị trí đỗ xe, đứng chờ cho phụ huynh và học sinh; cấm các phương tiện dừng đỗ trước cổng trường; giới hạn tốc độ 30km/h… Đó là những cách làm mới đang được trường Tiểu học Nguyễn Du - Hà Đông thực hiện, nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh, phụ huynh và những phương tiện khác khi đi qua khu vực trường học trong giờ tan trường, đến lớp.

Đưa đón cháu đi học mỗi ngày, ông Hồ Đường cũng như nhiều phụ huynh khác đánh giá rất tích cực về cách làm mới này. Thay vì phải len lỏi vất vả giữa các dòng xe đông đúc, nguy hiểm thì giờ đây đã có thể đưa đón cháu đi học dễ dàng hơn.

Không chỉ phụ huynh, nhiều em học sinh của trường tiểu học Nguyễn Du cũng vô cùng hào hứng chia sẻ sự an tâm khi được bảo vệ từ mô hình Cổng trường an toàn này.

Theo thống kê, thành phố Hà Nội có tổng cộng 152 vị trí cổng trường học có tình trạng ùn tắc giao thông và nguy cơ mất an toàn giao thông, trong đó khu vực nội thành có 108 vị trí, ngoại thành 44 vị trí. Để đảm bảo an toàn giao thông trước cổng trường học, Sở GTVT Hà Nội đã phối hợp cùng các tổ chức quốc tế nghiên cứu thí điểm mô hình bảo đảm an toàn giao thông tại 3 khu vực trường trên địa bàn thành phố, bao gồm cả nội thành và ngoại thành.

Với nguyên tắc thiết kế đường phố theo hướng ưu tiên cho việc đi bộ và đi xe đạp của học sinh, thu hẹp làn di chuyển của phương tiện cơ giới... Mô hình được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông để cổng trường thực sự là nơi an toàn đối với học sinh trước và sau mỗi giờ học.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 17/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tọa đàm với các cơ quan báo chí về dự thảo Luật Nhà giáo. Dự thảo gồm 5 chính sách cơ bản, nhằm kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển đội ngũ nhà giáo; tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác và trách nhiệm với nghề.

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, đặc biệt là công nghệ trí tuệ nhân tạo đang tác động đến hoạt động đào tạo của các trường Đại học. Đổi mới sáng tạo được khẳng định trở thành yếu tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của các trường Đại học hiện nay.

Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo đảm đề thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học 2024 chất lượng, có mức độ phân hóa phù hợp, tuyệt đối an toàn, chính xác. Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Chỉ thị 15 về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Sự xuất hiện của hàng loạt sáng kiến, phát minh liên quan đến trí tuệ nhân tạo như Chat GPT, Open AI đã khiến làn sóng công nghệ trên toàn thế giới trở nên sôi động, dẫn dắt đời sống xã hội ở nhiều nước. Đặc biệt, ngành Giáo dục cũng đang đón đầu xu thế trí tuệ nhân tạo. Nhiều trường học đã ứng dụng giáo trình hiện đại để giúp học sinh làm quen với trí tuệ nhân tạo thông qua các môn học.

Lớp học đào tạo tư duy máy tính và trí tuệ nhân tạo tạo sinh 'Train the trainers 2024: AI Summer Camp' sẽ bắt đầu vào ngày 2/6 sắp tới.

Sáng ngày 15/5, Ban Chỉ đạo 89 quận Đống Đa đã tổ chức buổi tuyên truyền phòng, chống ma tuý trong học đường, kết hợp tuyên truyền Luật Căn cước công dân năm 2023 tại trường THPT Kim Liên. Buổi tuyên truyền có sự tham gia của gần 2.000 học sinh.